“Miếng bánh 35 tỷ USD” từ thị trường logistics chờ doanh nghiệp Việt

Với 30% doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới 80% thị phần logistics Việt Nam, 20% thị phần còn lại dành cho 70% doanh nghiệp logistics Việt. Đây là bài toán đặt ra để doanh nghiệp Việt lấy lại “miếng bánh 35 tỷ USD” từ thị trường logistics.

Hậu cần phải đi trước một bước

Theo số liệu của Bộ Công thương, Việt Nam có hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ logistics, tập trung chủ yếu tại khu vực TP.HCM và Hà Nội. Trong đó, khoảng 900 doanh nghiệp là các đại lý vận tải nội địa với quy mô vừa và nhỏ, chiếm hơn 70%. 30% các doanh nghiệp logistics đa quốc gia còn lại đang chi phối tới 80% thị phần của ngành.

Cuộc cạnh tranh thêm phần khốc liệt khi Việt Nam ký nhiều hiệp định thương mại tự do vào cuối năm nay như cộng đồng kinh tế chung AEC, TPP, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam…

Tại hội nghị quốc tế Logistic Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 ngày 27/11 tại TP.HCM , do Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) và BizLIVE tổ chức, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch VLA cho biết, thị trường logistics Việt Nam đã mở tới 70% trong khi một số nước ngay trong khối ASEAN như Indonesia vẫn bảo hộ ngành logistic trong nước khi độ mở chỉ 51%.

Do vậy, hội nhập quốc tế là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ ở tầm doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.

“Để cạnh tranh trong hội nhập thì hậu cần phải đi trước một bước, trong đó đầu tư vào logistics là cần thiết”, ông Quang nhấn mạnh.

Trong tham luận gửi tới hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Bộ Công thương đang làm hết sức mình để thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển cùng với sự phát triển của ngành thương mại. Thiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang soạn thảo Kế hoạch hành động về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ. Bộ Công thương cũng đang tiến hành xem xét việc sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại, 2005, trong đó có các quy định về logistics để sớm trình Quốc hội thông qua và Nghị định 140/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.

“Đồng thời, Bộ Công thương đang thúc đẩy và hỗ trợ việc củng cố Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam để phát huy vai trò của mình trong tiến trình hội nhập AEC, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Các diễn giả tham dự hội nghị quốc tế Logistic Việt Nam hội nhập AEC 2015 

Phải giảm chi phí logistic từ 21% xuống còn 15% vào năm 2020

Bất lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là việc mua CIF bán FOB (cả 2 phương thức này đều nhường quyền thuê phương thức vận tải cho bạn hàng). Chính vì điều này làm chi phí vận tải của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ở mức 21% trong tổng chi phí, cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN. Chẳng hạn, chi phí logistics của doanh nghiệp Singapore và Malaysia chỉ ở 9-10% trong tổng chi phí.

Chi phí vận tải chiếm cao khiến giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mất thế cạnh tranh.

Theo ông Quang, mục tiêu đến năm 2020 chi phí logistics của doanh nghiệp Việt sẽ giảm xuống còn 15%.

Chi phí logistics của doanh nghiệp Việt cao, theo ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, trong thời gian qua, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam chưa thực sự tìm được nhiều tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chưa tạo ra sự gắn bó đầy đủ, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Trong khi đó các công ty thương mại Việt Nam, những người sử dụng dịch vụ logistics, cũng chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa các hoạt động logistics với việc quản trị dây chuyền cung ứng.

Kết quả là logistics thường được đồng nhất với vận tải và việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài logistics vẫn chưa trở thành thói quen, mới chỉ chiếm khoảng 35%.

Chính vì vậy, trong thời gian tới khi Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEN (AEC), các doanh nghiệp logistics Việt cần xây dựng thương hiệu, giành thế chủ động trong đàm phán hợp đồng để thay đổi tập quán mua CIF, bán FOB, tạo điều kiện cho ngành logistics Việt Nam phát triển.

Bên cạnh đó, vai trò của Hiệp hội chủ hàng Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ để giúp các doanh nghiệp Việt hội nhập hiệu quả.

LINH LAN(theo bizlive)

Với sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp logistics từ nước ngoài thì các doanh nghiệp logistics trong nước bắt buộc phải đầu tư mạnh vào công nghệ, đặc biệt là các ứng dụng quản lý để giảm các vấn đề chi phí không cần thiết và nâng cao nâng lực canh tranh với các doanh nghiệp logistics nước ngoài.

Vương Thành với đội ngũ kỹ sư trẻ đầy nhiệt huyết và nhiều kinh nghiệm xây dựng giải pháp phần mềm quản lý logistics cho các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi để đưa ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp logistics của bạn. Hotline: 0946 89 39 19

Tin liên quan

thietkewebvuongthanh

Wed, Apr 15, 2015 13:09 PM

Công Ty Gia Công Phần Mềm